Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021 cả nước có hơn 4000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn 3600 trẻ là nữ. Các trường hợp trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn 2019-2021 trong độ tuổi 13-16 tuổi là hơn 2600 trường hợp, chiếm hơn 66%. Xâm haị tình dục trẻ em ngày càng có tính chất phức tạp hơn, mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong dư luận xã hội và để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng là do cha mẹ ngại ngùng khi trao đổi, nhắc, giải thích, đề cập tới những vấn đề nhạy cảm như vùng bikini, vùng đồ bơi, giới tính, xâm hại tình dục trẻ em; do công tác giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa trọng tâm, lâu dài, hiệu quả. Xuất phát từ những lý do đó, nhà trường luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục các con. Năm học này do tình hình dịch bệnh các em học sinh phải học tập trực tuyến nên nhà trường đã linh hoạt tổ chức tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em thông qua clip đăng tải trên fanpage và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trao đổi.
Giáo viên chủ nhiệm đồng loạt tuyên truyền tới các em học sinh
Bài tuyên truyền giới thiệu giúp các em biết được thế nào là xâm hại tình dục trẻ em theo Luật trẻ em năm 2016, theo UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc; thế nào là vùng bikini; phổ biến cho các em biết thế nào được coi là xâm hại tình dục trẻ em như: âu yếm quá mức, sờ mó, đụng chạm chỗ kín (vùng bikini), khiêu dâm, bắt trẻ sờ vào chỗ kín (vùng bikini), rủ trẻ xem phim, đọc truyện sex, tàng trữ ảnh nuy của trẻ, kể chuyện tình dục, gạ gẫm, rủ rê trẻ, ,…Bên cạnh đó, nhà trường cũng tuyên truyền đến các em những thủ đoạn mà thủ phạm thường sử dụng để dụ dỗ trẻ như: đưa trẻ đi chơi, cho trẻ làm những điều trẻ thích, tặng quà cho trẻ, cho tiền trẻ hoặc gia đình trẻ, mời trẻ ăn uống. Tuy không được hướng dẫn những kỹ năng nhưng bài tuyên truyền cũng đưa ra các biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em như: không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ, không ở trong phòng kín một mình với người lạ, nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở; không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do; không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa; không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình; không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình; không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình; không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em; không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột của mình).
Chỉ rõ vùng bikini và nhắc nhở tuyệt đối không để người lạ sờ vào
Hậu quả để lại rất nặng nề khi trẻ bị xâm hại
Các câu hỏi tình huống giúp các em học sinh và cha mẹ học sinh vận dụng
Hi vọng rằng, buổi tuyên truyền sẽ giúp cha mẹ học sinh thay đổi quan điểm về việc giáo dục giới tính cho con em mình, giúp các em học sinh có kiến thức, kỹ năng để phòng tránh bị xâm hại tình dục.