Ma túy là hiểm họa không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mặc dù được các cơ quan chức năng vào cuộc một cách mạnh mẽ nhưng do lợi nhuận, do nhu cầu một bộ phận nhỏ người dùng trong đó chủ yếu là thanh, thiếu niên nên các loại ma túy ngày càng đa dạng, phong phú, núp dưới những vỏ bọc, tên gọi khác nhau len lỏi vào cuộc sống, phá hủy sức khỏe thể chất, tinh thần của người dùng.
Triển khai Kế hoạch số 490/KH-SGDĐT ngày 22/02/2021 của Sở GDĐT Hà Nội và Kế hoạch của phòng GDĐT quận Long Biên về tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2021, trường Tiểu học Đoàn Kết xin giới thiệu, nhận biết một số loại ma túy mới, hậu quả khôn lường khi sử dụng ma túy để tập thể giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, các em học sinh nhận biết và phòng tránh.
1. Nấm ma thuật
Đặc điểm nhận dạng: hình dạng như những cây nấm phơi khô, có mùi thơm thoang thoảng pha trộn giữa mùi của nấm hương với thuốc lá.
Thành phần chính: Psilocine và Psilotcin (nằm ở số thứ tự 37 trong danh mục 1 - Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng cả trong y học lẫn đời sống xã hội của Nghị định 73/2018/NĐ-CP)
Tác hại: cười khóc vô cớ, những người thể trạng yếu quá có thể kiệt sức khi dùng.
Hình ảnh nấm ma thuật
2. Cỏ Mỹ
Tên gọi khác: K2, spice, cỏ Úc, cỏ Canada, cần sa tổng hợp…
Đặc điểm nhận dạng: dạng hỗn hợp nhiều loại thực vật được tẩm hóa chất.
Thành phần chính: chứa chất XLR-11 (còn gọi là 5-fluoro-UR-144), JWH 18, JH 073, JWH250…
Tác hại: Gây ảo giác mạnh, hoang tưởng, không kiểm soát được hành vi, rối loạn thần kinh, hại não, mất trí, kích động mạnh, có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác. Người sử dụng chất gây nghiện này dẫn đến cơ thể mất sức đề kháng, có biểu hiện hoa mắt, mắt đỏ, ù tai, tim đập nhanh, nôn ói, mắc bệnh gan, thận, da xanh xao, nổi mụn, mẩn ngứa, lở loét… Dùng với liều lượng nhiều có thể dẫn đến sốc thuốc, sùi bọt mép, co giật, đe dọa tính mạng. Dấu hiệu nhận biết người nghiện cỏ Mỹ là mắt người sử dụng đỏ một cách lạ thường, hay vã mồ hôi.
Hình ảnh cỏ Mỹ
3. Hồng phiến
Mỗi viên hồng phiến thường chứa khoảng 20 – 25% methamphetamine nguyên chất còn lại là các chất độn như caphein, tinh bột, phẩm màu,… Dạng tinh thể được gọi là “Ma túy Đá” vì nhìn dưới kính có độ phóng đại, trông giống cục nước đá - tinh thể gồm những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính óng ánh. Methamphetamine dạng tinh thể có độ tinh khiết lên đến 98-99%.
Người sử dụng thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu giận và trầm cảm. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng liều cao sẽ nhanh chóng xuất hiện các rối loạn như: mất ngủ hoặc ngủ li bì, rối loạn hệ thần kinh, loạn thị, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng.
Hồng phiến
4. Bóng cười
Tên gọi khác: Funky Ball
Đặc điểm nhận dạng: bóng bay được bơm khí N2O. Người dùng sẽ ngậm đầu miệng bóng và hít ngược khí N2O vào trong phổi. Thành phần chính: N2O (Đinitơ monoxit hay nitrous oxide).
Tác hại: Làm tăng sự hưng phấn ban đầu, hào hứng, gây nên những tràng cười vô thức. Người mới hút có thể run rẩy tay chân, khó kiểm soát được hành vi; sử dụng thường xuyên sẽ gây rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, nhịp tim, huyết áp, thiếu máu… nhiều trường hợp bị tổn thương tủy sống cổ, bị sốc dẫn đến đột quỵ. Các bác sĩ trên thế giới đều cảnh báo rằng chất khí này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch và hệ thần kinh.
Hình ảnh người dùng bóng cười
5. Tem giấy
Tên goi khác: Bùa lưỡi
Đặc điểm nhận dạng: Không màu, không mùi, hình dạng giống viên nhộng, viên giấy như cái tem bé kích thước 1,5cm x 1,5cm.
Lưu ý: Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất, LSD tem giấy được xếp vào danh mục I là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.
Hình ảnh sử dụng tem giấy
6. Ma túy đá
Tên gọi khác hàng đá, chấm đá
Đặc điểm nhận dạng: dạng phổ biến nhát là những amnhr vụn nhỏ li ti màu trắng, óng ánh dạng tinh thể gàn giống hạt mỳ chính, có thể dạng cục. Thành phần chính: chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamin thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến làmethamphetamine
Tác hại: Lo âu, trầm cảm, kích động, suy giảm nhận thức, triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác), gây hoảng loạn, sợ bị truy hại và sợ bị giết, rất dễ dẫn đến hành vi bạo lực, còn được gọi là “ngáo đá”. Nặng hơn, thường nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, huyết áp.
Lưu ý: Theo quy định tại điều 249 Bộ Luật hình sự 2015, người tàng trữ XLR-11 khối lượng từ 0,1 gam trở lên bị phạt tù từ 01 năm trở lên.
Ma túy đá
7. Thuốc lắc
Tên gọi khác:Viên lắc, thuốc điên, viên hoàng hậu
Đặc điểm nhận dạng: Giống hình viên thuốc, kẹo nhỏ, có màu sắc sặc sỡ với các hình nổi bề mặt.
Thành phần chính: MethyleneDioxyl -MethamphetAmine
Tác hại: Kích thích thần kinh trung ương, tạo ảo giác mạnh, rối loạn hành vi do hưng phấn quá đà.
Lưu ý: Theo quy định tại điều 249 Bộ Luật hình sự 2015, người tàng trữ MDMA khối lượng từ 0,1 gam trở lên bị phạt tù từ 01 năm trở lên.
Hình ảnh thuốc lắc
8. Ketamine
Đặc điểm nhận dạng: dạng chất lỏng, bột tinh thể, viên nén, viên nhộng hòa tan trong nước và rượu.
Tác hại: tình trạng ảo giác, hoang tưởng, bị kích động mạnh, không cảm thấy đau đớn, rối loạn thị giác, cảm giác mùi vị, sờ mó bị thay đổi méo mó, mất định hướng về không gian và thời gian, gây mất trí nhớ ngắn hạn không nhận biết mình là ai có thể dẫn đến các hành vi không an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Lưu ý: Theo quy định tại điều 249 Bộ Luật hình sự 2015, người tàng trữ lá khát khối lượng từ 1 kilogam trở lên bị phạt tù từ 01 năm trở lên.
Hình ảnh chất ketamine
9. Lá khát
Tên gọi khác: lá thiên đường
Đặc điểm nhận dạng: có hình dạng giống lá trà xanh của Việt Nam, có mùi thơm dễ chịu.
Thành phần chính: Cathine và Cathinone là các tiền chất để điều chế ma túy đá.
Tác hại: Người sử dụng bị rối loạn tâm thần, hung hăng bất thường, thường chìm trong ảo giác, mắt mờ, rụng răng.
Lưu ý: Theo quy định tại điều 249 Bộ Luật hình sự 2015, người tàng trữ lá khát khối lượng từ 1 kilogam trở lên bị phạt tù từ 01 năm trở lên.
10. Cần sa
Tên gọi khác: Tài mà, Bồ đà, Cỏ…
Đặc điểm nhận dạng: dạng lá thực vật phơi khô.
Thành phần chính: Cannabinoid, Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabinol trong lá cây dầu gai có tên Cannabis Sativa. Trong đó, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm thần, dễ tan trong chất béo nên khi hút, THC nhanh chóng xâm nhập mô phổi.
Tác hại: Gây ra những thay đổi về cảm nhận, hưng phấn quá đà, dễ mất phương hướng. Có người hút sau vài phút sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý như choáng váng, đầu nhẹ lâng lâng, thấy hơi đói, thèm đồ ngọt. Trường hợp bị sốc khi hút cần sa dẫn đến tình trạng ói mửa, đau bụng, cay mắt, tim đập nhanh... Sử dụng lâu dễ ảnh hưởng đến chức năng não và khả năng nhận thức, rối loạn tâm thần. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ hô hấp, tim mạch, tuần hoàn.
Lưu ý: Theo quy định tại điều 249 Bộ Luật hình sự 2015, người tàng trữ lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa khối lượng từ 1 kilogam trở lên bị phạt tù từ 1 năm trở lên.
Hình ảnh cây cần sa
Hy vọng rằng, những hình ảnh nhận biết, tác hại khôn lường của các loại ma túy hiện nay sẽ là lời cảnh báo để mỗi người không được thử dù chỉ một lần, tất cả các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, điều chế, sử dụng ma túy đều vi phạm pháp luật và bị truy tố.