!important; Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Trong không khí toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12). Hôm nay trường ta kỷ niệm sự kiện trọng đại này với lòng biết ơn và niềm tự hào sâu sắc về Quân đội ta - Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng. Thư viện trường Tiểu học Đoàn Kết xin trân trọng giới thiệu đến thầy cô và các bạn cuốn sách: “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”; lời Đường Văn Ngọc Toàn; tranh: Nguyễn Ánh Dương, Phùng Minh Giang:
Với khổ : 17x24cm
Bề dày : 48 trang
NXB : Giáo dục
Cuốn sách mang tới những hé mở về thân mẫu, thân sinh cũng như một thời thơ ấu của vị Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Bà Nhữ Thị Thục, con quan Hộ Bộ Thượng thư Nhữ Văn Lân, người làng Trung Am, Vĩnh Lại, Hải Phòng là một phụ nữ xinh đẹp, lại tinh thông thuật số. Ngoài 30 tuổi, bà lấy Thái Bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định một vị quan trẻ nổi tiếng hay chữ trong vùng. Nhữ Thị Thục từng mơ ước sẽ sinh ra được người con làm nên đại sự. Mang thai đúng chín tháng mười ngày, bà hạ sinh một bé trai rất khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng đặt tên con là Nguyễn Bỉnh Khiêm, vào năm Tân Hợi (năm 1491).
Mới một tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói năng lưu loát... Từ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ chuyên chú dạy chữ, cậu học một biết mười. Lên 5 tuổi, cậu đã đọc thông viết thạo…Càng lớn, Nguyễn Bỉnh Khiêm càng thông minh khác thường. Nghe tin ở làng Bạch Triều, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) có Bảng nhãn Lương Đắc Bằng nổi tiếng uyên thâm mở trường dạy học, cha Nguyễn Bỉnh Khiêm lặn lội đưa cậu vào, xin gửi thầy để theo học.
Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm vào lớp, các bạn tỏ ra coi thường:
  !important; - Bỉnh Khiêm, mày cứ việc ngồi giữ dép cho chúng tao chọi dế rồi chúng tao chỉ cho dăm ba chữ.
  !important; - Tôi không học dăm ba chữ, tôi muốn học núi chữ.
  !important; Đám học trò cho cậu khoác lác, liền kéo đến mách thầy.
Thầy Lương Đắc Bằng cho gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm lại hỏi:
  !important; - Vậy con đã đọc những sách gì? Đọc thử một đoạn ta nghe xem nào!
  !important; Cậu bé Bỉnh Khiêm liếc nhìn cuốn sách trên bàn thầy rồi đọc vanh vách từ đầu đến cuối.
Biết Nguyễn Bỉnh Khiêm là người kỳ tài, thầy Lương Đắc Bằng mừng lắm, thầy thầm theo dõi xem tính tình của cậu bé thế nào.
Một hôm, thầy Lương Đắc Bằng và các học trò đi dã ngoại. Ông dặn dò Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng bốn học trò nữa ở lại làm việc nhà.
Theo lời dặn bí mật của thầy, khi thầy vừa đi thì cả bốn học trò kia đều lăn ra đất kêu đau bụng. Bỉnh Khiêm rất lo lắng, dìu các bạn vào giường, kiếm lá thuốc Nam trong vườn cho các bạn uống.
Sau đó, một mình cậu hì hục làm mọi việc trong nhà, rồi đi gánh nước cho đến xế chiều mới đổ được đầy bể nước lớn…
Theo các bạn Bình khiêm sẽ làm mọi việc như thế nào? Nếu là bạn trong trường hợp này bạn sẽ làm như thế nào? Vui vẻ làm mọi việc trong nhà hay không làm việc gì…?
Một lần khác, Thầy Lương Đắc Bằng lại bảo Bỉnh Khiêm lên ngọn đồi cách xa làng để cắt cỏ tranh về lợp lại chái bếp. Cậu được thầy trao cho một nắm cơm vừng để ăn trưa.
Đến gần trưa, thầy nhờ một bà cụ đóng giả người ăn xin đi ngang qua đồi. Bà lão dừng chân xin cơm cậu bé. Không chần chừ, Bình Khiêm trao ngay nắm cơm cho bà lão…
Qua nhiều lần thử thách, thầy Lương Đắc Bằng nhận ra Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ có tài mà còn có đức. Từ đấy, ông thường cho gọi riêng Bỉnh Khiêm đến để giảng giải thêm về kinh sách và cách đối nhân xử thế ở đời. Thầy Lương Đắc Bằng đã dạy và có ảnh hưởng như thế nào trên con đường sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Với biệt tài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn rất nhiều thử thách hài ước dí rỏm khác dưới đời Vua Mạc Đăng Doanh, các vị quan lại đến dân thường cũng như những cống hiến của ông cho dân cho nước. Để được rõ hơn mời Quý thầy cô cùng các bạn học sinh tìm đọc cuốn sách: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mang số đăng ký cá biệt TR1514 hay Truyện vui danh nhân mang số đăng ký cá biệt TR50.
Dưới đây là một số hình ảnh: